Đóng góp quỹ phòng, chống thiên tai là trách nhiệm bắt buộc của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài đang sinh sống, hoạt động tại Việt Nam
Ngày 06/10/2022 baothanhhoa.vn đã đưa tin về Đóng góp quỹ phòng, chống thiên tai là trách nhiệm bắt buộc của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài đang sinh sống, hoạt động tại Việt Nam

Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh Thanh Hóa được thành lập tại Quyết định số 214/QĐ-UBND ngày 18-1-2016 và được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt phương án hoàn thiện bộ máy quản lý và điều hành Quỹ tại Quyết định số 464/QĐ-UBND ngày 27-1-2022. Ngày 12-8-2022, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2736/QĐ-UBND về việc phê duyệt Kế hoạch thu, nộp Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh Thanh Hóa năm 2022. Theo đó, tổng kế hoạch thu, nộp Quỹ trên địa bàn toàn tỉnh là 57,7 tỷ đồng. Tính đến ngày 30-9-2022, số thu nộp về tài khoản của cơ quan quản lý Quỹ cấp tỉnh được gần 4 tỷ đồng, đạt khoảng 7,1% kế hoạch. Số tiền thu nêu trên chủ yếu từ các sở, ban, ngành, một số ít từ các địa phương và doanh nghiệp thực hiện đóng góp Quỹ.

Kết quả thu, nộp Quỹ đến nay cho thấy, một số đơn vị, địa phương và phần lớn các doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm chỉ đạo thu, nộp Quỹ, việc triển khai thu còn chậm, chưa đảm bảo tiến độ, thời gian theo quy định; ý thức chấp hành pháp luật của người đứng đầu doanh nghiệp chưa tốt, có tình trạng cố tình trốn tránh, trì hoãn việc đóng góp Quỹ...

Ngày 6-1-2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 03/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều. Trong đó, hành vi vi phạm về đóng góp Quỹ phòng, chống thiên tai được quy định tại Điều 17, cụ thể:

1. Phạt tiền đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai như sau:

a, Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai dưới 300.000 đồng;

b, Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 300.000 đồng đến dưới 500.000 đồng;

c, Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 500.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng;

d, Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;

đ, Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

e, Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

g, Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;

h, Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 40.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng;

i, Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 60.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng;

k, Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài khi thực hiện hành vi không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ danh sách kế hoạch thu, nộp Quỹ phòng, chống thiên tai của các cá nhân do mình quản lý cho cơ quan có thẩm quyền.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc đóng Quỹ phòng, chống thiên tai.

Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp nâng cao trách nhiệm, nghĩa vụ thực hiện đóng góp Quỹ nhằm gia tăng nguồn lực xã hội hóa, giảm bớt cho ngân sách Nhà nước để phục vụ cho công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai.

Đóng góp quỹ phòng, chống thiên tai là trách nhiệm bắt buộc của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài đang sinh sống, hoạt động tại Việt NamHồ Đèn (xã Điền Hạ, Bá Thước) đã tích đủ nước theo thiết kế phục vụ sản xuất nông nghiệp năm 2022.

Tại Điều 2, Quyết định số 2736/QĐ-UBND ngày 12-8-2022 của Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm về đóng góp Quỹ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2022 như sau:

- Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp tuyên truyền, phổ biến các nội dung về xử phạt hành chính trong việc đóng góp Quỹ Phòng, chống thiên tai quy định tại Điều 17, Nghị định số 03/2022/NĐ-CP ngày 6-1-2022 của Chính phủ.

- Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm về đóng góp Quỹ thuộc phạm vi quản lý. Cơ quan quản lý Quỹ cấp tỉnh tổng hợp, đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng nộp tiền trực tiếp về Cơ quan quản lý Quỹ cấp tỉnh theo quy định tại Điều 38, Nghị định số 03/2022/NĐ-CP ngày 6-1-2022 của Chính phủ.

Hiện tại, Cơ quan quản lý Quỹ cấp tỉnh đang tổng hợp kết quả thu, nộp Quỹ từ các địa phương, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2022 làm cơ sở để báo cáo cơ quan có thẩm quyền tiến hành xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Thư viện Video Xem thêm

Dấu ấn dịch vụ môi trường rừng năm 2023
Thư viện ảnh Xem thêm
Thống kê truy cập
Hôm nay: 42
Hôm qua: 36
Đang online: 2
Tổng lượt truy cập : 110.536